TIN CÔNG ĐOÀ N: KÝ SỰ ẢNH LỄ TẤT NIÊN VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAY SỐ TRÚNG THƯỞNG

Thời gian: 24/06/2014 | 13:52

Đây là một trong những chi tiết đáng chú ý được Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra trong tờ trình gửi Thủ tướng về việc xây dựng báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015.

DSC-0625-6159-1403575481.jpg

Chỉ 1/3 doanh nghiệp tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Ảnh: Anh Quân

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới khó khăn, tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa dù có tăng nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm đáng kể. Giai đoạn 2010 - 2012, doanh thu tăng từ hơn 3,6 triệu tỷ đồng lên hơn 5 triệu tỷ đồng, song khoản lãi trước thuế lại giảm từ trên 80.000 tỷ đồng về còn gần 23.000 tỷ đồng, tương đương mức giảm hơn 70% chỉ trong ba năm.

So với tổng lợi nhuận của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, con số đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng giảm mạnh từ 23% xuống 7%.

Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh, từ 25% năm 2010 lên hơn 65% hết tháng 9/2013. “Thua lỗ kéo dài khiến doanh nghiệp rơi vào phá sản, giải thể và tạm dừng hoạt động. Tình trạng này tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung thời gian tới”, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá.

Theo cơ quan này, trong giai đoạn 2011 - 2013, cả nước có thêm 224.200 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, số đơn vị xin gia nhập thị trường luôn thể hiện xu hướng giảm trong hai năm đầu và chỉ tăng trở lại vào năm 2013, với gần 77.000 doanh nghiệp, nhưng không bằng số thành lập mới năm 2009 và 2010.

Quy mô vốn đăng ký bình quân của mỗi doanh nghiệp cũng có xu hướng đi xuống những năm gần đây. Năm 2011, bình quân một doanh nghiệp đăng ký với số vốn 6,6 tỷ đồng, nhưng giảm xuống 5,1 tỷ đồng năm 2013. Cùng với đó, số xin rút lui khỏi thị trường có xu hướng gia tăng. Lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2013 đạt trên 60.700 đơn vị, tăng 12% so với năm 2012 và tăng 13% so với năm 2011.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thấp hơn nhiều so với mức chung của toàn bộ khối doanh nghiệp. Chẳng hạn năm 2012, với một đồng vốn kinh doanh bỏ ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ thu được 0,38 đồng lợi nhuận, thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đồng theo mức chung.

Việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh sa sút có nhiều nguyên nhân, trong đó một phần đến từ tăng trưởng kinh tế thời gian qua chưa có nhiều đột phá, giai đoạn 2011 - 2013 liên tiếp tăng trưởng dưới 6% và không đạt mục tiêu, song cũng có nguyên nhân khách quan được Bộ Kế hoạch & Đầu tư chỉ ra là tiếp cận vốn tín dụng khó khăn.

Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2010 – 2012 chiếm khoảng 36-38% tổng nguồn vốn của toàn bộ khối doanh nghiệp, cho thấy dù chiếm trên 97% về số lượng nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm chưa đến 40% tổng nguồn vốn kinh doanh. Ngược lại, các doanh nghiệp quy mô lớn, mặc dù chiếm chưa đến 3% nhưng nắm giữ trên 60% nguồn lực. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy chỉ hơn 1/3 số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động vay được vốn ngân hàng.

Việc nguồn vốn sản xuất kinh doanh hạn chế đã ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư mua sắm tài sản cố định và đầu tư dài hạn của toàn bộ khối doanh nghiệp, tờ trình Chính phủ cho hay.

Trước tình trạng này, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đề xuất nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Cụ thể, hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành cổ phiếu. Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng theo hướng thuận lợi, chủ động hơn. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng thông qua quỹ phát triển doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng tháng 4/2013.

Đồng thời, tăng cường tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa từ hệ thống ngân hàng thương mại, bởi lãi suất dù giảm nhưng tính đến ngày 30/9/2013, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng chỉ chiếm khoảng 35%.

Phương Linh